Phân biệt cách trồng rau hữu cơ và cách trồng rau sạch
Rau sạch, rau hữu cơ đang dần chiếm lĩnh thị trường, người người nhà nhà đều đang chuyển dần sang sử dụng các loại rau an toàn. Hiện nay, tự trồng rau tại nhà rất được ưa chuộng, và dần trở nên phổ biến. Thế nhưng, sẽ có nhiều người thắc mắc thế nào là rau sạch, rau hữu cơ là gì, cách trồng rau sạch và cách trồng rau hữu cơ khác nhau ra sao, tìm hiểu ngay bài viết này để rõ bạn nhé.
1. Rau sạch là gì?
Rau sạch là rau trồng theo quy trình kỹ thuật đã được công nhận, bao gồm những nguyên tắc, trình tự sản xuất, thu hoạch, đảm bảo rau an toàn, đảm bảo sức khoẻ người trồng và người sử dụng, bảo vệ môi trường.
Trong quá trình trồng rau sạch, việc sử dụng các phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ... sẽ chỉ được sử dụng trong hạn mức nhằm giảm tối đa dư lượng nitrat, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh tồn đọng trong rau, củ.
Đồng thời, đất trồng, nguồn nước tưới cũng phải sạch, không nhiễm kim loại nặng hay nhiễm vi sinh vật gây bệnh, và không được phép sử dụng hạt giống biến đổi gen.
2. Rau hữu cơ là gì?
Rau hữu cơ là rau được trồng một cách hoàn toàn tự nhiên, người trồng sẽ không được phép sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hay các chất kích thích tăng trưởng.
Trong quá trình trồng, người trồng chỉ được sử dụng các loại phân bón hữu cơ đã được xử lý sạch mầm bệnh, sử dụng các loài thiên địch trong tự nhiên hoặc các chế phẩm sinh học từ gừng, tỏi, ớt… để phòng trừ các loài côn trùng, sâu hại.
Tương tự rau sạch, rau hữu cơ cũng phải được trồng trên nguồn đất sạch, và được tưới bằng nguồn nước sạch, không nhiễm kim loại nặng hay vi sinh vật gây hại.
Vì được trồng một cách hoàn toàn tự nhiên nên đôi khi thời gian sinh trưởng có thể sẽ dài hơn, nhờ đó hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin… sẽ được tích lũy nhiều hơn.
3. Phân biệt cách trồng rau sạch và cách trồng rau hữu cơ tại nhà
Để trồng rau sạch hay trồng rau hữu cơ tại nhà, điều đầu tiên bạn phải chuẩn bị đó là nguồn đất sạch. Đất sạch trồng rau tại nhà ngoài việc phải sạch mầm bệnh, không nhiễm kim loại nặng, còn phải tơi xốp, thoát nước tốt và phải đầy đủ dinh dưỡng để cây rau phát triển.
Để trộn đất trồng rau an toàn tại nhà, bạn phải trộn đất sạch cùng các loại giá thể sạch, đã qua xử lý cùng nguồn phân hữu cơ sạch và giàu dinh dưỡng cho cây. Về công thức trộn, có khá nhiều công thức trộn, Nông nghiệp phố xin gợi ý cho bạn một số công thức sau.
Công thức số 1 gồm 2 đất sạch : 2 phân bò : 2 phân trùn quế : 1 trấu sống : 1 trấu hun : 1 vỏ đậu phộng.
Công thức trộn số 2 sẽ trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò) : 2 trấu hun : 2 mụn dừa.
Công thức trộn số 3 sẽ trộn theo tỷ lệ 4 đất sạch : 3 giá thể tơi xốp (trấu hun, trấu sống, mụn dừa) : 3 phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò).
Thế nhưng, để tiện lợi hơn, không cần phối trộn, có thể sử dụng được ngay, nguồn đất sạch hữu cơ giàu dinh dưỡng và hoàn toàn sạch mầm bệnh chỉ có thể kể đến đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho rau.
Với công thức phối trộn đặc biệt, đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho rau cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong 60 ngày cho tất cả các loại rau, phù hợp cho việc trồng rau sạch hay trồng rau hữu cơ tại nhà.
a. Trồng rau sạch tại nhà
Hiện nay trồng rau sạch tại nhà để đảm bảo cho an toàn sức khỏe của các thành viên trong gia đình đã là điều vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn tuân thủ đúng các điều kiện về đất sạch, nước sạch, giống sạch, phân bón hữu cơ hoai mục đã qua xử lý và chỉ sử dụng phân, thuốc hóa học trong trường hợp cần thiết với thời gian cách ly an toàn, thế là bạn đã có những vụ rau sạch đúng nghĩa.
Khi trồng rau sạch tại nhà, sau 7 ngày trồng, để cây rau phát triển nhanh, tốt, cây xanh, lá khỏe bạn có thể sử dụng các dòng phân bón lá có hàm lượng đạm cao như NPK 30-10-10, 20-20-15, 16-16-8, 30-15-10…
Song song đó, bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như để bổ sung phân trùn quế, đạm cá, phân bò, phân gà… cơ, khoáng, vi lượng giúp cây rau phát triển toàn diện, đồng thời giúp cải tạo đất và tăng độ ẩm của đất.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý quan sát và phát hiện kịp thời các đối tượng côn trùng gây hại như rệp sáp, rệp vảy, nhện đỏ, bọ trĩ… để có biện pháp phòng trị thích hợp với các loại thuốc như dầu khoáng SK Enpray, Ortus, Movento, Confidor, Comda, Saizole…Tuy nhiên, bạn cần ngừng bón phân và sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch rau sạch khoảng 7 - 10 ngày, đảm bảo thời gian cách ly để tránh tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat, kim loại nặng trong rau sạch.
b. Cách trồng rau hữu cơ tại nhà
Với việc trồng rau tiêu chuẩn hữu cơ tại nhà hiện nay cũng không quá khó khăn. Ngoài các tiêu chuẩn giống như rau sạch, thì điểm khác biệt, khắc khe hơn của rau hữu cơ đó là phải đảm bảo không sử dụng phân, thuốc có nguồn gốc hóa học.
Bạn chỉ có thể sử dụng các loại phân hữu cơ hoai mục đã được xử lý mầm bệnh an toàn như phân trùn quế, phân bò, phân gà, đạm cá, phân hữu cơ Bound Back…
Ngoài ra, bạn chỉ có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thuận theo tự nhiên như sử dụng thiên địch, bẫy bắt côn trùng, hay các chế phẩm vi sinh, thảo dược thiên thiện với môi trường và con người như dịch tỏi, IMO, các loại GE...
c. Phân biệt cách trồng rau sạch và cách trồng rau hữu cơ tại nhà
Tóm lại, cách trồng rau sạch và cách trồng rau hữu cơ tại nhà khác nhau ở 6 điểm gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nấm hóa học, phân bón hóa học, giống biến đổi gen và thuốc kích thích sinh trưởng.
Trong quy trình sản xuất rau an toàn, cả 6 điều này đều tuyệt đối không được sử dụng. Còn với trồng rau sạch, bạn được phép sử dụng nhưng phải theo liều lượng quy định và phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
4. Cách phân biệt rau sạch và rau hữu cơ
Để phân biệt rau sạch và rau hữu cơ bạn có thể phân biệt bằng mắt thường hay cảm nhận qua hương vị.
a. Hình dáng bên ngoài
Rau sạch thường có thân, lá đồng đều, đậm màu và đẹp mắt hơn rau hữu cơ. Trong khi đó rau hữu cơ thường phát triển không đồng đều, lá không bóng mượt, màu sắc cũng nhợt nhạt hơn.
Bên cạnh đó, lá rau hữu cơ sẽ dày hơn, phiến lá ngắn và cân đối, thân cây cũng ốm hơn so với rau sạch.
b. Mùi vị
Rau hữu cơ sẽ có mùi vị đậm đà, thơm ngon tự nhiên hơn so với rau sạch do đã tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài. Bên cạnh đó, rau hữu cơ khi ăn thường rất giòn và ít xơ, thân rau rắn chắc nhưng không bóng mượt.