Sức khỏe - đời sống
Hỗ trợ trực tuyến
Sức khỏe - đời sống
Top 14 sai lầm khi chế biến rau làm tổn hại sức khỏe bạn nên biết
30/12/2020
Nấu xong không ăn ngay
Hầu như tất cả mọi người đều mắc sai lầm: khi nấu xong mà không ăn ngay. Theo các chuyên gia sau khi nấu xong rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Sau 30 phút, lượng chất này sẽ mất dần khoảng 25% và 75% sau 1 giờ.
Mặt khác khi nấu xong, rau dễ rơi vào vòng tấn công của vi khuẩn, mầm bệnh gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu như chưa ăn ngay các bạn không nên nấu, hãy đợi đầy đủ gia đình rồi mới nấu để vừa có món ăn nóng sốt vừa đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình.
Cắt rau trước khi rửa
Không ít người có thói quen cắt rau thật nhỏ rồi mới mang đi rửa hoặc vò mềm rau bí, rau ngót trước khi rửa với suy nghĩ làm như vậy rửa rau mới sạch, rau bí, rau ngót mới mềm, loại bỏ bớt đất bẩn bám trên rau. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên rửa rau xong rồi mới được cắt thành khúc nhỏ. Bởi nếu cắt rau xong mới rửa sẽ làm mất một lượng lớn vitamin.
Tương tự việc vò nát rau rồi ngâm vào nước và rửa cũng làm rau mất chất dinh dưỡng. Với các loại rau củ bị dập nát, lượng vitamin, nhất là vitamin C gần như bị mất hết và ăn rau chỉ còn là bã chất xơ mà không có dinh dưỡng. Lý giải cho trường hợp này đó là vitamin tồn tại ở trong rau dưới dạng nước nên dễ bị hòa tan trong nước khi rửa. Việc cắt rau và rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến cho lượng vitamin có trong rau thất thoát khá lớn qua quá trình bốc hơi nước. Vì vậy, không nên cắt rau trước khi rửa để đảm bảo chất lượng của rau.
Ăn giá đỗ không được nấu chín
Giá đỗ là món ăn quen thuộc trong các gia đình. Không thể phủ nhận được những lợi ích về dinh dưỡng mà giá đỗ mang lại cho sức khỏe con người. Nhưng chúng có thể trở thành còn dao 2 lưỡi nếu khi chế biến bạn quên mất những quy tắc trong việc lựa chọn những thực phẩm nấu cùng. Có thể nói, giá đỗ là loại thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên ăn giá đỗ có nguy cơ ngộ độc rất cao bởi. Vì giá đỗ được làm ở nhiệt độ 30- 35 độ C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển.
Ngoài ra, mọi người thường có thói quen ăn sống giá đỗ vì nghĩ nó bổ dưỡng hơn nấu chín. Tuy nhiên, nếu ăn sống giá đỗ chưa được rửa sạch sẽ hoặc nấu chưa chín sẽ gây chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt và khó tiêu. Vì vậy, khi dùng giá bạn nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối. Nếu có thể bạn nên hạn chế ăn giá đỗ chần hay giá đỗ sống.
Thời gian nấu rau quá lâu
Rau xanh và các loại rau củ khác khi nấu quá lâu sẽ mất đi hương vị vốn có và gây hại cho sức khỏe. Vì vitamin có trong rau khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị phá hủy, mất đi 1 lượng các chất dinh dưỡng. Các vitamin này rất" nhạy cảm", khi nấu dưới lửa nhỏ trong thời gian dài cũng rất dễ bị phân hủy. Ngoài ra, chất nitrate rất tốt cho sức khỏe có trong rau xanh sẽ chuyển hóa thành nitrit nitrat khi nấu quá lâu, dễ gây ngộ độc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi nấu rau củ không nên nấu quá lâu, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và cũng không nên cho quá nhiều nước để tránh làm" hao hụt" vitamin, đặc biệt là vitamin C và vitamin B1.
Xào mướp đắng mà không luộc qua nước nóng
Như bạn đã biết khổ qua là một loại rau củ chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt đối với sức khỏe. Trong khổ qua có chứa một lượng lớn các Vitamin và khoáng chất như: Vitamin B1, các khoáng chất Kẽm, Kali và cả Protein. Các chất này giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể. Các bà nội trợ thường chia sẻ với nhau bí quyết luộc qua khổ qua với nước nóng trước khi chế biến.
Trước khi xào mướp đắng, bạn nên luộc qua nước nóng bởi vì trong mướp đắng chứa axit oxalic gây cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm và chất này lại có thể hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao. Chính vì vậy, chúng ta cần phải loại bỏ hoàn toàn chất này trước khi ăn khổ qua. Vì thế bạn nên luộc qua mướp đắng để loại bỏ chất này.
Lưu trữ rau xanh quá lâu
Có rất nhiều người vì công việc bận rộn không có thời gian đi chợ hoặc do thói quen thường tích trữ thực phẩm cả tuần, đặc biệt là rau xanh. Tuy nhiên, việc tích rau xanh lâu ngày không tốt cho sức khỏe. Bởi vì rau xanh để lâu ngày cũng mất dần đi chất dinh dưỡng mặc dù bạn chưa chế biến chúng.
Nếu bạn để rau ở nhiệt độ thường trong vòng 1 ngày, thì chất dinh dưỡng trong rau sẽ mất đi 20%. Vì vậy, bạn không nên tích trữ rau xanh và cần bảo quản thích hợp nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp để đảm bảo chất lượng của rau.
Cho quá nhiều rau vào chảo
Đã có rất nhiều người để tiết kiệm thời gian xào nấu mà cho một lượng lớn rau vào chảo để xào. Điều này đã làm cho nhiệt độ trong chảo giảm đi. Bạn phải mất nhiều thời gian để rau chín khiến các chất dinh dưỡng trong rau nhanh chóng bị bay hơi.
Do vậy, hãy cho một lượng rau vừa đủ nấu chín rồi nấu mẻ khác và nhớ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong rau.
Do vậy, hãy cho một lượng rau vừa đủ nấu chín rồi nấu mẻ khác và nhớ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong rau.
Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ của một số loại rau củ như cà rốt, củ cải... chứa rất nhiều vitamin C, thậm chí nhiều hơn cả thân và lá. Vỏ trái cây, rau củ chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa hơn đáng kể. Do đó, ăn trái cây và rau củ chưa gọt vỏ có thể giúp bạn tăng chất dinh dưỡng. Vỏ trái cây và rau có thể làm giảm cơn đói và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Điều này phần lớn do chúng có hàm lượng chất xơ cao. Mặc dù lượng chất xơ chính xác sẽ khác nhau ở mỗi loại. Trên thực tế nghiên cứu cho thấy loại chất xơ có trong trái cây và rau củ- một loại được gọi là chất xơ nhớt- có thể đặc biệt hiệu quả trong việc giảm sự thèm ăn. Chất xơ cũng phục vụ cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Khi những vi khuẩn này ăn chất xơ, chúng tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, dường như làm tăng thêm cảm giác no. Điều này sẽ dẫn đến lượng calo tiêu thụ mỗi ngày giảm dần, có khả năng giúp bạn giảm cân. Do đó, trái cây và rau củ chưa gọt vỏ có thể giúp bạn giảm cơn đói và thậm chí giảm cân.Vì vậy, bạn không nên gọt hết vỏ các loại rau này, trừ những loại có vỏ quá cứng không thể nấu mềm được và nhớ rửa sạch trước khi nấu nha.
Sơ chế rau quá sớm
Có nhiều người sơ chế rau rất sớm rồi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng khi mọi người trong gia đình về đầy đủ mới nấu. Tuy nhiên, việc thái rau thành từng đoạn nhỏ mà chưa chế biến ngay có thể ảnh hưởng lượng dinh dưỡng có trong rau, do quá trình oxy hóa diễn ra rất nhanh. Bên cạnh đó, rất nhiều loại rau có xu hướng thoát hơi nhanh nên sẽ bị héo úa chỉ trong vài tiếng.
Ngoài ra việc thái rau thành từng đoạn nhỏ nhưng chưa chế biến ngay có thể ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng trong chúng. Bởi khi đó, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh hơn. Ngoài ra, một số loại rau có xu hướng thoát hơi nhanh khiến chúng trở nên héo úa chỉ trong vài tiếng. Các bà nội trợ nhớ lưu ý để tránh mắc phải những sai lầm trên khiến cho lượng dinh dưỡng trong rau bị hao hụt nhé.
Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước
Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.
Vậy nên, nếu bạn rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước quá lâu sẽ làm cho chất dinh dưỡng trong nấm hương sẽ bị mất đi. Các bà nội trợ nên lưu ý để không làm mất những thành phần quan trọng của thực phẩm nhé.
Rau đã nấu chín để qua đêm
Các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo bạn không nên ăn rau đã để qua đêm. Lý do là hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều. Nếu bạn nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite- chất gây ung thư( cho dù là bạn có đun lại cũng không thể khử được).
Cách tốt nhất để bảo quản canh lâu hơn là không nên cho gia vị như muối, mì chính… vào canh khi nấu. sau khi nấu xong, bạn hãy dùng một thìa sạch múc riêng ra một bát để ăn trong ngày, còn lại bạn hãy cho vào nồi đất hay nồi thủy tinh rồi để vào tủ lạnh. Việc để canh thừa vào trong nồi nhôm, nồi inox trong thời gian dài chính là một sai lầm điển hình trong nấu ăn. Điều này sẽ có thể dẫn đến những phản ứng hóa học, tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe. Vì vậy tốt nhất bạn hãy dùng những dụng cụ bằng thủy tinh hoặc đồ gốm sứ để bảo quản canh.
Ăn cà chua trước bữa ăn
Cà chua là một thực phẩm rất quen thuộc đối với chúng ta. Cà chua chín chứa nhiều vitamin A, vitamin B6, vitamin C và nhiều khoáng chất khác. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Tuy nhiên, trong cà chua có chứa một loại a-xít gây kích ứng dạ dày. Không nên ăn cà chua trước bữa ăn để tránh làm tăng lượng a-xít có trong dạ dày, có thể gây đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa…. Chỉ nên ăn cà chua sau bữa ăn vì khi đó các a-xít trong dạ dày đã bị pha trộn và giảm nồng độ.
Rửa rau củ qua loa
Hầu hết tất cả các loại rau, củ đều có nguy cơ chứa các chất bảo quản và thuốc trừ sâu, gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thường rửa qua loa, thậm chí không rửa những loại quả có lớp vỏ ngoài tưởng chừng như sạch sẽ là hoàn toàn sai lầm. Ăn phải những loại hóa chất này có thể gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí phải đi cấp cứu. Điều tồi tệ nhất là các chất này không dễ dàng được đào thải, chúng tích tụ dần dần trong cơ thể và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Theo các nhà nghiên cứu, sau khi gây ra các triệu chứng ban đầu, các chất độc hại sẽ bước vào giai đoạn ngủ đông, ngấm vào máu, làm chậm quá trình trao đổi chất và tiêu hao năng lượng. Vì vậy, ngay cả khi mua rau, quả hữu cơ ở những địa chỉ uy tín, bạn vẫn nên ngâm 10- 15 phút trước khi sử dụng và rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần để chắc chắn rằng đã loại bỏ tối đa các chất độc hại.
Ngâm rau trong nước quá lâu
Nhiều người thường có thói quen sau khi loại sạch bùn đất bám vào rau thường ngâm rau trong nước quá lâu để rau được sạch hơn. Nhưng chính thói quen này lại không mang lại nhiều tác dụng mà còn làm rau mất nhiều chất dinh dưỡng, khiến các chất bảo quản thực vật thẩm thấu ngược lại vào rau gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Cách tốt nhất thay vì ngâm rau trong nước bạn nên rửa rau dưới vòi nước cho đến khi sau sạch hẳn. Đây là cách làm sạch rau, loại bỏ chất bẩn và dư lượng thuốc trừ sâu, hạn chế sự mất chất của rau.
Nhiều người thường có thói quen sau khi loại sạch bùn đất bám vào rau thường ngâm rau trong nước quá lâu để rau được sạch hơn.
Trên đây là một số sai lầm mà mọi người thường hay mắc phải khi chế biến rau củ. Những sai lầm này sẽ khiến cho giá trị dinh dưỡng trong rau mất đi và có khi còn có nguy cơ gây nên các bệnh nguy hiểm. Hãy tìm hiểu để có cách sử dụng hiệu quả. Chúc mọi người luôn khỏe và đồng hành mỗi ngày.
Nhiều người thường có thói quen sau khi loại sạch bùn đất bám vào rau thường ngâm rau trong nước quá lâu để rau được sạch hơn.
Trên đây là một số sai lầm mà mọi người thường hay mắc phải khi chế biến rau củ. Những sai lầm này sẽ khiến cho giá trị dinh dưỡng trong rau mất đi và có khi còn có nguy cơ gây nên các bệnh nguy hiểm. Hãy tìm hiểu để có cách sử dụng hiệu quả. Chúc mọi người luôn khỏe và đồng hành mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm
Mọi thứ bệnh tật đều là do sự mất cân bằng âm - dương gây ra, và thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh, giúp cơ thể khỏi bệnh.
23/03/2021
37 chuyên gia đến từ 16 quốc gia đã nghiên cứu và xây dựng một thực đơn cho bữa ăn lành mạnh và thân thiện với môi trường, giúp hạn chế được khoảng 11 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.
23/03/2021
Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.
23/03/2021
Người Nhật hiện có tuổi thọ cao nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó, phụ nữ Nhật Bản lâu già, vóc dáng quyến rũ, không béo phần lớn là do nguyên tắc ăn uống của người Nhật rất khoa...
22/03/2021