• 1
  • 3
3 4
Hỗ trợ trực tuyến
Sức khỏe - đời sống

Ăn Gừng Ban Đêm Có Độc Như Thạch Tín?

14/12/2018
Điều này được phổ biến nhiều nên rất nhiều người không dám dùng gừng vào ban đêm. Mình không biết thông tin này được viết trong sách nào. Người ta nói rất chung chung, không giải thích tại sao, trong trường hợp nào. Nó làm mọi người hoang mang, lo sợ, thậm chí mâu thuẫn.

Thực tế chưa có trường hợp nào tử hay lâm bệnh vì uống gừng ban đêm hoặc là mình chưa nghe nói đến. Thực tế chỉ thấy nhiều người khỏi bệnh nhờ dùng gừng đêm. Mình có nghe nói về bài gừng muối giúp chữa lạnh thận của bác Hùng Y. Nhờ nó mà nhiều cặp đã có con mà chưa có ai bị vấn đề “độc như thạch tín cả”.
 
Hơn nữa, các bạn cứ thử nghĩ mà xem nếu ăn những thứ hàn lạnh như rong biển, hải sản mà không dùng gừng thì hại nhiều hơn lợi so với nỗi sợ độc như thạch tín. Hay là thôi không nấu ăn tối nữa nhỉ. Các món ăn của Trung Quốc đều dùng gừng. Gừng giúp ấm tì vị và tiêu hóa thức ăn. Gừng còn có tính thải độc rất tốt. Trong dưỡng sinh họ còn pha nước gừng và mật ong uống hàng ngày. Trong thuốc đông y, gừng còn được dùng như một chất dẫn và giúp bớt hàn.

Vậy lý do gì mà nói gừng độc như thạch tín? Tất nhiên là cũng có lý do đấy! Nhưng có lẽ cách nói này quá cường điệu mà mọi người thì không hiểu. Vậy hãy suy nghĩ sâu hơn về gừng.
Gừng có tính tán khí, hoạt huyết. Thế nên nói chung bạn không nên uống TRÀ GỪNG hoặc nước gừng vào buổi tối nếu bạn đang không gặp vấn đề gì cần dùng. Buổi tối là lúc khí cần được thu về, tâm trí cần trầm lặng để nghỉ ngơi. Dùng gừng là nghịch âm dương. Đúng là nếu chả làm sao mà cứ đi uống trà gừng trước khi đi ngủ thì sinh bệnh thật. Thế nên là thuốc hay là độc phụ thuộc cách chúng ta dùng.

Vào buổi sáng dùng trà gừng lại rất tốt, giúp khí huyết lưu thông. Ở đây phải nhấn mạnh là TRÀ GỪNG chứ không phải gừng được phối với thức ăn. Mỗi loại phối hợp thì đều cho kết quả và cách sử dụng khác nhau. Nhiều trường hợp cần phải dùng trà gừng dù là buổi nào đi chăng nữa. VD huyết áp bạn đang tụt hoặc bụng đang lạnh thì có thể dùng trà gừng để giúp bạn cân bằng lại.

Gừng cho vào thức ăn hay thuốc giúp thức ăn và thuốc được cân bằng mà không sợ làm bạn tán khí nữa. Bạn ăn đồ ăn được xào nấu với gừng có bao giờ thấy nóng như là uống trà gừng không? Trong trường hợp này, năng lượng của gừng đã dùng để khắc nghịch với thức ăn hoặc thuốc giúp tạo ra sự cân bằng nên nó không còn dư thừa như dùng trà gừng hay nước gừng sống nữa. Thế nên, bạn cần phải phán đoán xem năng lượng của các thức đi đâu và dịch chuyển như nào.

Với mỗi sự kết hợp, năng lượng của gừng sẽ đi về những nơi khác nhau. Bạn uống gừng đường thì sẽ đi lên phía tim và tì vị, làm huyết áp tăng mạnh, độ phừng phừng mạnh hơn so với gừng muối. Trong bài gừng muối của bác Hùng Y thì năng lượng của gừng được muối mặn dẫn xuống thận, làm ấm thận và ấm chân. Mặc dù rất cay nhưng bạn không cảm thấy phừng phừng như gừng đường. Còn bạn uống gừng đường thì đầu nóng mà có khi chân lại lạnh vì lúc này khí bốc lên trên, còn gừng muối thì khí đi xuống dưới làm đầu mát mà chân ấm. Bài gừng muối thực sự là một bài hay.
 
Đấy là đối với thức ăn, còn dùng ngoài như rượu gừng hay áp nước gừng nóng để trị bệnh, đánh cảm thì bạn khỏi lo sợ độc hại gì.
Trong đông y người ta dùng gừng nướng chứ không dùng gừng tươi. Có một chút khác biệt giữa gừng tươi và nướng.

Có thể tóm lại nếu dùng trong chế biến thức ăn dù vào ban đêm thì bạn cũng đừng có lo độc. Nếu là gừng đường hoặc gừng không thì không nên dùng tối nếu không cần. Vào buổi sáng, bạn nên uống một cốc trà gừng hay một loại nước uống có gừng (vd chanh gừng mật ong) khá tốt.
Hy vọng bài này cho bạn cái nhìn khái quát mà lại chi tiết hơn về gừng, và hiểu điều “dùng gừng ban đêm độc như thạch tín” là vì sao để bớt lo sợ.
Có thể bạn quan tâm
Ngũ vị và chiêm nghiệm cuộc đời
Mọi thứ bệnh tật đều là do sự mất cân bằng âm - dương gây ra, và thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh, giúp cơ thể khỏi bệnh.
23/03/2021
Thực đơn giúp giảm 11 triệu ca tử vong sớm mỗi năm trên thế giới
37 chuyên gia đến từ 16 quốc gia đã nghiên cứu và xây dựng một thực đơn cho bữa ăn lành mạnh và thân thiện với môi trường, giúp hạn chế được khoảng 11 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.
23/03/2021
Nấm - một “thần dược” cho não bộ
Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.
23/03/2021
9 nguyên tắc ăn uống của người Nhật phụ nữ cả thế giới cần học hỏi
Người Nhật hiện có tuổi thọ cao nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó, phụ nữ Nhật Bản lâu già, vóc dáng quyến rũ, không béo phần lớn là do nguyên tắc ăn uống của người Nhật rất khoa...
22/03/2021